Phân tích cơ bản là gì? Cách phân tích cơ bản trong Forex

Bởi admin - Đăng ngày: 08/08/2022 - Cập Nhật: 29/05/2023

Bên cạnh phân tích kỹ thuật thì phân tích cơ bản cũng được nhiều nhà đầu tư áp dụng khi phân tích thị trường Forex. Phương pháp này không phải sử dụng nhiều công cụ phức tạp như PTKT nhưng nó đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính vi mô và vĩ mô… Vậy cụ thể, phân tích cơ bản là gì? Cách ứng dụng phân tích cơ bản trong giao dịch Forex như thế nào? Hãy cùng Soria For Congress tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản là phương pháp xác định giá trị nội tại của một tài sản, thông qua đánh giá các yếu tố tác động đến giá của tài sản đó như: kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội… Mục đích của phân tích cơ bản là xác định xem tài sản đó đang bị định giá cao hơn hay thấp hơn giá trị nội tại của nó. Từ đó đưa ra dự báo và chiến lược đầu tư.

phan tich co ban la gi

Trong Forex, khi phân tích cơ bản trên các cặp tiền tệ, nhà đầu tư sẽ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá của cặp tiền đó, mức độ và chiều hướng tác động như thế nào. Ví dụ như: nền kinh tế của quốc gia đó, chính sách tiền tệ, lãi suất hay nhu cầu quy đổi tiền tệ …

Ví dụ: Bạn đang muốn đầu tư vào đồng CAD của Canada. Canada là đất nước có trữ lượng dầu lớn nhất nhì thế giới. Khi giá dầu tăng nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực này, nhu cầu quy đổi từ ngoại tệ sang đồng CAD lớn, đẩy giá CAD lên cao. 

Các yếu tố quan trọng khi phân tích cơ bản

Khi đầu tư tại các sàn Forex, điều mà trader quan tâm nhất chính là tỷ giá của các cặp tiền tệ. Chính vì thế, khi phân tích cơ bản, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái được xem là vô cùng quan trọng. Cụ thể, nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Các yếu tố kinh tế

Giá trị đồng tiền của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế của quốc gia đó. Nền kinh tế càng phát triển thì giá trị của đồng nội tệ của quốc gia đó càng tăng cao và ngược lại. Các yếu tố dùng để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia bao gồm: lãi suất, lạm phát, GDP, GNP, tỷ lệ thất nghiệp…

  • Lãi suất

Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá cả của tiền tệ, đặc biệt là lãi suất chiết khấu (lãi suất mà NHTW cho các ngân hàng thương mại vay). Nếu lãi suất chiết khuất tăng, dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng theo và số tiền cho vay giảm đi.

Ngược lại, nếu lãi suất chiết khấu giảm, các ngân hàng thương mại sẽ cho vay với lãi suất thấp, các doanh nghiệp sẽ vay nhiều hơn để mở rộng sản xuất. Từ đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và giá của các đồng nội tệ sẽ tăng lên. 

cac yeu to khi phan tich co ban

  • Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát cao, đồng tiền trở nên mất giá dẫn đến giá đồng nội tệ giảm xuống, kéo theo tỷ giá hối đoái giảm và ngược lại. Tuy nhiên, nếu giảm phát kéo dài cũng sẽ khiến đồng nội tệ mất giá bởi tiền tệ lưu thông ít không đủ thúc đẩy phát triển kinh tế.

  • GDP và GNP

GDP (Tổng sản phẩm quốc nội), GNP (Tổng sản phẩm quốc dân) là 2 chỉ số kinh tế quan trọng, dùng để đo lường lượng hàng hoá, dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia trong 1 thời kỳ nhất định.

Chỉ số GDP và GNP tăng thì giá đồng nội tệ tăng, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần xem xét thêm cả yếu tố cung cầu.

  • Tỷ lệ thất nghiệp

Đây là mối quan hệ nghịch chiều. Tức là tỷ lệ thất nghiệp tăng thì lao động không có việc làm, hoạt động kinh doanh yếu kém, sức khỏe kinh tế yếu đi dẫn đến giá nội tệ giảm và ngược lại.

Các yếu tố chính trị – xã hội

Bên cạnh các yếu tố về kinh tế thì các yếu tố chính trị, xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái, tuy nhiên mức độ nhẹ hơn. Các yếu tố chính trị – xã hội của một quốc gia bao gồm: luật pháp, bộ máy nhà nước, quân đội, biểu tình, đình công,… Với những quốc gia có tình hình chính trị bất ổn, giá đồng nội tệ sẽ bị giảm xuống.

Các sự kiện bất ngờ

Các sự kiện xảy ra bất ngờ cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái. Các sự kiện bất ngờ đó có thể là thiên tai, lũ lụt, sóng thần…Những sự kiện này khiến tình hình kinh tế đất nước bị đình trệ, dẫn đến giá đồng nội tệ giảm xuống. 

Các công cụ phân tích cơ bản Forex

Công cụ phân tích cơ bản trong forex tương đối nhiều, đặc biệt khi kết hợp các công cụ với nhau sẽ làm tăng thêm độ tin cậy. Dưới đây là một số công cụ thường được sử dụng trong PTCB.

  • Lịch kinh tế

Lịch kinh tế cung cấp cho người dùng tất cả các thông tin về chỉ số kinh tế, chính sách, yếu tố kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỗi thông tin này đều có thời gian công bố, mức độ tác động đến tỷ giá hối đoái, giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó. Thông qua lịch kinh tế, nhà đầu tư có thể nắm được thời điểm ra tin để kịp thời phản ứng trước những biến động. 

lich kinh te

  • Các chi số kinh tế

Các chỉ số về kinh tế như: lạm phát, lãi suất, GDP, GNP, tỷ lệ thất nghiệp… sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được giá trị nội tại của đồng tiền tệ của quốc gia đó. Từ đó, đưa ra quyết định mua hay bán cặp tiền tệ liên quan đến đồng tiền đó.

Để theo dõi các chỉ số này, nhà đầu tư có thể xem trên các bản tin kinh tế – tài chính, các phương tiện truyền thông, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương…

  • Tin tức chính trị xã hội

Như đã nói ở trên, một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn thì sẽ không thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào. Từ đó, dẫn đến giá trị của đồng tiền quốc gia đó sẽ bị giảm xuống. Do đó, các tin tức về chính trị cũng rất quan trọng khi phân tích cơ bản.

Nhà đầu tư có thể tìm hiểu các tin tức chính trị, xã hội qua các bản tin thời sự hàng ngày, các trang mạng xã hội, sách, báo…

Có nên sử dụng PTCB trong forex không?

Không có phương pháp phân tích thị trường Forex nào là hoàn hảo cả, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Phân tích cơ bản trong Forex cũng vậy, khi hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế sẽ giúp bạn áp dụng linh hoạt hơn trong chiến lược của bản thân.

Ưu điểm: 

  • Phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng của thị trường trong trung hạn và dài hạn tương đối chính xác.
  • Nếu nhanh nhạy nắm bắt thông tin, nhà đầu tư sẽ tận dụng được cơ hội kiếm lợi nhuận hoặc phản ứng kịp thời trước các biến động bất ngờ.

phan tich co ban forex

Nhược điểm: 

  • Phân tích cơ bản không phù hợp khi đầu tư ngắn hạn như day tradingScalping.
  • Phân tích cơ bản đòi hỏi nhà đầu tư phải có nhiều kinh nghiệm, thời gian đọc tin tức, nắm bắt thông tin nhanh. 

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cần thiết về phương pháp phân tích cơ bản trong forex. Bạn hãy tìm hiểu, kết hợp cùng phân tích kỹ thuật để đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả nhất nhé. Chúc bạn may mắn và thành công!